Trong văn hóa truyền thống của người châu Á, cờ tướng là một môn cờ bất tử đã được lưu truyền qua ngàn đời nay. Cờ tướng xuất hiện khắp nơi trong đời sống thường ngày, từ lăng tẩm của vua chúa cho đến những vùng nông thôn Việt Nam. Mặc dù phổ biến như vậy nhưng cờ tướng là một bộ môn khó đánh, khó chơi và đòi hỏi sự tư duy thấu đáo của người đánh. Cùng Tải Game Miễn Phí tìm hiểu về luật và cách chơi cờ tướng cơ bản chi tiết nhất trong bài viết này nhé.
Cờ tướng là gì?
Cờ tướng có là một môn cờ đấu trí có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cùng với cờ vua, cờ tướng phổ biến trên toàn thế giới với vô số những giải đấu lớn nhỏ được tổ chức hàng năm trên toàn cầu. Cờ tướng là cuộc thi đấu trí tuệ giữa 2 người chơi, cách chơi được mô phỏng như cuộc chiến giữa 2 quốc gia. Mỗi nước đi trong cờ tướng đều thể hiện sự mạnh mẽ, lối tư duy khác biệt của từng người chơi.

Tại Việt Nam, cờ tướng được xem là một bộ môn giải trí tao nhã, được mọi lứa tuổi, tầng lớp ưa chuộng. Một bàn cờ tướng sẽ có 16 quân cờ trong đó quân Tướng là quan trọng nhất. Nhiệm vụ của người chơi là thực hiện các nước đi trên các quân cờ của mình để triệt hạ Tướng của đối phương. Khi 1 trong 2 người chơi bị “Chiếu Tướng” và không còn nước đi nào để cứu, ván cờ sẽ kết thúc.
1. Bàn cờ tướng
Bàn cờ tướng có hình chữ nhật. Hình chữ nhật này do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Bàn cờ được chia thành 2 phần đối xứng bằng nhau được chia cách bởi một khoảng trống gọi là sông (hoặc hà) ở giữa bàn cờ.
Nằm ở chính giữa dưới cùng mỗi bên là một cung Tướng hình vuông (gọi là cửu Cung). Cửu cung được hợp thành bởi các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên. Bên trong cửu cung của 4 ô này sẽ có vẽ hai đường chéo xuyên qua.

Theo quy ước quốc tế, khi quan sát bàn cờ tướng chính diện, quân Trắng (hay Đỏ) sẽ nằm phía dưới, quân Đen (hay Xanh lục) sẽ nằm phía trên. Phía quân Trắng (Đỏ), các đường dọc sẽ được đánh số từ phải qua trái theo thứ tự từ 1 đến 9. Phía quân Đen (Xanh lục), các đường dọc sẽ được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.
2. Cách xếp bàn cờ tướng
Không khó để bạn xếp được một bàn cờ tướng. Bạn chỉ cần thuộc các quân cờ và sắp xếp chúng theo hình mô tả dưới đây:

Hướng dẫn cách chơi cờ tướng cho người mới bắt đầu
1. Loại quân và cách di chuyển
Một bàn cờ tướng có tổng cộng 32 quân, chia đều cho mỗi bên Trắng (Đỏ) và Đen (Xanh lục) mỗi bên 16 quân.
Cờ tướng có tổng cộng bảy loại quân. Mỗi loại quân được viết theo ký tự chữ Hán và có cách đi quân khác nhau. Bảy loại quân này có số lượng cho mỗi bên như sau:

2. Cách di chuyển của từng quân trong cờ tướng
7 loại quân trong cờ Tướng được di chuyển theo luật sau:
- Tướng: Quân quan trọng nhất trong cờ tướng. Quân tướng sẽ đi từng ô một, theo hướng ngang dọc bất kỳ. Tướng chỉ được di chuyển trong phạm vi cửu cung và không được ra ngoài.
- Sĩ: Là quân cờ hộ giá cho Tướng, chỉ được di chuyển trong cửu cung như con tướng. Sĩ di chuyển theo đường xéo 1 ô mỗi nước.
- Tượng: Phạm vi di chuyển là đường chéo 2 ô (ngang 2 và dọc 2) cho mỗi nước. Tượng trong cờ tướng không được “sang sông” mà chỉ được phép ở một bên của bàn cờ. Nếu có một quân cờ nằm chắn giữa đường đi, nước đi của tượng sẽ không được tính là hợp lệ.
- Xe: Di chuyển theo chiều ngang hay dọc bất kỳ miễn là không bị quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến.
- Mã: Di chuyển theo chiều ngang 2 ô và dọc 1 ô (hoặc dọc 2 ô và ngang 1 ô) cho mỗi nước. Nếu có một quân nằm ngay bên cạnh mã hay cản đường ngang 2 (hay đường dọc 2), nước đi của mã sẽ không được tính là hợp lệ.
- Pháo: Di chuyển ngang và dọc tương tự như xe. Tuy nhiên nếu pháo muốn ăn quân thì phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó. Nếu chỉ di chuyển bình thường, không ăn quân, tất cả những điểm từ chỗ đi đến chỗ đến phải không có quân cản.
- Tốt (hay Chuột): Di chuyển mỗi nước 1 ô. Nếu chưa qua sông, tôt chỉ có thể đi thẳng tiến. Nếu đã vượt được sông rồi, tốt có thể đi ngang 1 nước hay đi thẳng tiến 1 bước mỗi nước.

3. Luật chơi cờ tướng cơ bản
Cờ tướng là một trò chơi đòi hỏi tính tư duy và trí tuệ cao, cờ tướng có rất nhiều quy tắc và sẽ dễ khiến những người mới bị rối rén khi bắt đầu. Tuy nhiên, để “nhập môn” với cờ tướng, bạn chỉ cần nắm được những khái niệm căn bản sau:
– Bắt quân:
- Người chơi được quyền bắt quân khi di chuyển một quân đến một giao điểm khác mà quân đối phương đứng, sau khi bắt quân người chơi sẽ đồng thời chiếm giữ vị trí quân bị bắt.
- Người chơi được phép cho đối phương bắt quân mình hoặc hoàn toàn có thể chủ động hiến quân cho đối phương (trừ quân tướng)
- Sau khi bị bắt, quân phải bị nhấc ra khỏi bàn cờ.
– Chiếu tướng:
- Chiếu tướng là khi Quân của một bên đi một nước uy hiếp và nước tiếp của quân đó hoặc quân khác sẽ bắt được tướng của đối phương
- Khi bị chiếu tướng, bên bị chiếu sẽ phải tìm cách ứng phó để nước đi sau tướng không còn bị chiếu, nếu không sẽ bị thua.
- Tướng có thể bị chiếu từ cả bốn hướng (trái-phải-trước-sau)
– An toàn của tướng:
- Sau mỗi nước di chuyển, người chơi tiếp theo phải tìm mọi hướng để bịt đường di chuyển của quân đối phương sao cho tướng của mình luôn được an toàn (không bị chiếu).
- Đồng thời ngăn không cho quân đối thủ có cơ hội ăn quân khác trong nước đi tiếp theo. Nếu để Tướng rơi vào tình thế nguy hiểm thì nước đi đó sẽ bị coi là không hợp lệ.
– Các tình huống kết thúc trận đấu:
- Ván cờ sẽ kết thúc khi xảy ra 1 trong 2 tình huống là chiếu tướng (chiếu bí) hoặc không còn nước đi.
- Nếu người chơi nào bị chiếu tướng mà không còn cách di chuyển nào để chống đỡ thì coi như thua.
- Sau 120 nước đi mà cả 2 bên không có quân nào bị ăn thì sẽ xử hoà.
Trên đây là tổng hợp cách chơi và luật chơi cờ tướng cơ bản dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu môn cờ trí tuệ này. Tóm lại, để biết cách chơi cờ tướng cơ bản nhất thì bạn cần nắm rõ từng quân cờ, cách di chuyển và luật chơi thắng, thua, hay hòa. Khi đã thành thạo hết các bước trên, bạn mới nên bắt đầu tìm hiểu đến những thế cờ để tìm ra chiến thuật chơi phù hợp với mình. Chúc bạn thành công với môn cờ trí tuệ này!
Discussion about this post