Dữ liệu mở đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, xã hội, nhất là khi Internet đang phát triển như hiện nay. Vậy cụ thể thì dữ liệu mở là gì và mang lại lợi ích gì cho chúng ta? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Dữ liệu mở (Open data) là gì?
Open data, hay tạm dịch là dữ liệu mở, là loại dữ liệu có thể được sử dụng một cách rộng rãi, bởi bất kỳ ai mà không cần xin bản quyền hay giấy phép để sử dụng chúng.
Thông thường, dữ liệu mở là nhóm dữ liệu về thống kê định kỳ về sức khỏe cộng đồng, môi trường, giáo dục,… Và nhóm dữ liệu này có nhiệm vụ phục vụ cho việc phát triển chung của cộng đồng.
2. 3 tiêu chí để của một Dữ liệu mở
– Tính sẵn có và quyền truy cập
Dữ liệu có thể được truy cập một cách dễ dàng và không mất bất kỳ chi phí nào cho việc sử dụng. Và dữ liệu thường phải nằm ở dạng dễ dùng, và thông thường dễ tìm thấy và tải xuống trên máy tính hay điện thoại.
– Tái sử dụng và phân phối lại
Nhóm dữ liệu mở phải có khả năng sử dụng lại và được cho phép kết hợp với các nhóm dữ liệu khác mà không chịu sự kiểm soát nào.
– Có thể truy cập ở quy mô toàn cầu
Tất cả người dùng ở tất cả địa phương đều có khả năng sử dụng dữ liệu này, không bất kể một nhóm đối tượng nào cả.
3. Lợi ích của Dữ liệu mở
– Thúc đẩy sử phát triển của xã hội
Việc cung cấp dữ liệu mở rộng rãi cho tất cả đối tượng người dùng giúp cho các công ty, tổ chức có số liệu chính xác phản ánh tình trạng xã hội trong quá khứ và hiện tại, từ đó đưa ra giúp đưa ra các định hướng phát triển trong tương lai.
Dữ liệu mở không chỉ tác động đến các ngành thương mại, dịch vụ mà còn liên quan đến y tế, giáo dục hay khoa học.
– Đưa ra số liệu minh bạch cho người dân
Thông qua dữ liệu mở được cung cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền, người dân có thể tiếp cận được các số liệu chính xác, từ đó tránh các thông tin sai lệch.
– Tăng hiệu quả hoạt động cho các cơ quan, tổ chức
Các doanh nghiệp, tổ chức sẽ có khả năng sử dụng các số liệu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như để khảo sát thị trường, giúp cho họ có kế hoạch phát triển phù hợp hơn trong thời điểm tới. Cũng nhờ vậy mà các doanh nghiệp này sẽ hạn chế được thua lỗ trong quá trình kinh doanh.
4. Các nguồn Dữ liệu mở phổ biến
– Chính phủ
Đây có lẽ là nguồn dữ liệu mở phổ biến nhất đối với người dân nói chung bởi đây là các số liệu báo cáo về những hoạt động diễn ra xung quanh ta, chẳng hạn về dân số, tỉ lệ sinh hay đặc biệt trong thời điểm hiện tại (22/02/2021) là số ca bệnh COVID-19 trong nước cũng như toàn thế giới.
– Lĩnh vực khoa học
Các dữ liệu mở có từ ngành khoa học sẽ là nền tảng cho các nghiên cứu sau này, từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học, và cũng nhờ đây sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Tổ chức phi lợi nhuận
Dữ liệu mở được cung cấp bởi các tổ chức phi lợi nhuận mà không thu lại bất kỳ lợi nhuận nào từ hoạt động này.
Vừa rồi là các thông tin về dữ liệu mở (open data). Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết khác!
Discussion about this post